Cách sử dụng bồn cầu thông minh, hiệu quả và an toàn cho sức khỏe


Tin tức

Việc không hiểu về cách dùng bồn cầu cũng như sử dụng nhà vệ sinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Hãy tham khảo bài viết này để nắm bắt được cách sử dụng bồn cầu thông minh, hiệu quả và an toàn cho sức khỏe nhất nhé.

Bạn có biết rằng thời gian đi vệ sinh cũng cần được quy định, tư thế cũng cần phải chú tâm vì nếu bạn không đi bồn cầu đúng cách sẽ dẫn đến nhiều bệnh về xương khớp do sai tư thế hay viêm nhiễm từ vi khuẩn bẩn xâm hại lúc đi vệ sinh.

1. Thực trạng sử dụng bồn cầu của người Việt

82% dân số sử dụng bồn cầu sai cách gây ra nhiều bệnh như trĩ, táo bón, thoát vị đĩa đệm.

Theo thống kê gần đây cho thấy 82% người dùng sử dụng bồn cầu vệ sinh sai cách, chỉ khoảng 18% biết cách sử dụng bồn cầu như thế nào là đúng “chuẩn” và đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình mình. Vậy bạn nằm trong số 18% hay 82% còn lại?

Sử dụng bồn cầu vệ sinh gần như là nhu cầu thường xuyên của con người. Và có đến 80% gia đình đang lắp bồn cầu bệt ( bồn cầu 1 khối, bồn cầu 2 khối ) vì tính tiện nghi của nó.

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng thì phương pháp loại bỏ chất bẩn thải độc ra khòi cơ thể cùng với bồn cầu bệt lại không tốt cho sức khỏe của chúng ta.

  • Ảnh hưởng đến trực tràng

Tại ĐH Stanford của Mỹ, các khoa học gia khoa xương chậu cho biết, khi sử dụng bồn cầu bệt với cách ngồi bệt, ta sẽ phải dùng lực nhiều hơn để rặn từ đó tạo ra một áp lực lớn lên ruột. Đặc biệt Các vách của đại tràng đôi khi không đồng đều về cấu tạo, có những chỗ vách bị yếu hơn so với phần xung quanh, áp lực ruột khi con người đi vệ sinh gia tăng đồng nghĩa với việc niêm mạc của những chỗ yếu đó cũng sẽ bị đẩy ra ngoài qua vách ruột yếu và tạo thành cái túi nhỏ, kích thước từ 2  đến 6cm rất có thể gây nên nhiều bệnh cho con người.

  • Ảnh hưởng đến hậu môn

Nhiều người tưởng chừng việc ngồi bệt sẽ thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều, tuy nhiên việc cửa ruột không được mở hoàn toàn lại có ảnh hưởng rất xấu đến vòng hậu môn gây ảnh hưởng sức khỏe.

  • Ảnh hưởng đến xương khớp

Việc ngồi không đúng tư thế khi đi vệ sinh cũng sẽ khiến các cơ xương không hoạt động bình thường. Nếu tính bình quân 1 ngày bạn đi vệ sinh 1 lần và thời gian đi trung bình là 10 phút vậy không 10 phút đó các cơ xương sẽ phải hoạt động liên tục, nếu bạn không đi cầu đúng tư thế thì hiểm hoạt thật khôn lường.

Các chuyên gia cũng cảnh báo một số bệnh khi ngồi không đúng tư thế gây ra như viêm ruột, thoát vị đĩa đệm, trĩ hay táo bón, thậm chí là cả ung thư ruột kết.

2. Cách sử dụng bồn cầu đúng và hiệu quả nhất

Có 3 tư thế đại tiện phổ biến:

  • ngồi trên bệ xí cao
  • ngồi trên bệ xí thấp
  • ngồi xổm

Sau khi phân tích việc đi vệ sinh như ở phần 1 thì chúng ta có thể đưa ra 1 kết luận nho nhỏ:

– Ngồi bệ xí cao có thể ngăn ngừa cách bệnh về xương khớp nhưng lại dẫn đến các bệnh về trực tràng và hậu môn

– Ngồi xổm thì trách được bệnh về hậu môn và trực tràng nhưng lại làm tăng khả năng mắc bệnh về xương khớp.

Thật khó khăn, vậy có cách nào giúp đi vệ sinh an toàn nhất không?

Thật ra các nhà khoa học, các kỹ sư thiết kế bồn cầu vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhưng có một vài lưu ý nho nhỏ về cách sử dụng tốt nhất để phòng tránh và giảm thiểu tối đa hiệu quả của việc đi vệ sinh gây ra.

Cách sử dụng bồn cầu đúng và hiệu quả nhất

Cách tốt nhất khi đi vệ sinh  chính là kê 1 chiếc ghế nhỏ dưới chân và hơi nghiêng người về phía trước khi đi cầu như vậy sẽ đảm bảo được an toàn. Đây cũng chính là cách hiệu quả nhất cho bạn và gia đình trong thời gian chờ những phát minh mới của các nhà khoa học sau này.

3. Lưu ý khi sử dụng bồn cầu

4 việc không nên làm khi sử dụng bồn cầu.

  • ­ Không đi vệ sinh đặt hai chân lên thành cầu.
    ­
  • Khi đi vệ sinh không nên xả hết giấy vệ sinh sau khi sử dụng.
    ­
  • Không vứt các loại giấy vào bồn cầu nên dùng thùng rác đựng giấy vệ sinh riêng.
    ­
  • Không đổ hóa chất, nước giặt đồ, nước rửa chén vào bồn cầu.

7 việc nên làm sau khi sử dụng bồn cầu vệ sinh.

­

  • Nên xả nước khi đi vệ sinh xong và kiểm tra lại xem toilet có sạch sẽ.
    ­
  • Giấy ăn băng vệ sinh nên bỏ vào thùng rác không vứt bừa bãi.
    ­
  • Khi đi vệ sinh xong lên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
    ­
  • Thường xuyên vệ sinh bồn cầu bằng cách tẩy rửa sạch sẽ.
    ­
  • Mang bao tay, đổ bảo hộ khi làm vệ sinh bồn cầu.
    ­
  • Sử dụng dung dịch tẩy rửa uy tín chất lượng cao như các loại nước tẩy rửa bồn cầu như Javen, Duck, Vim, Gift.
    ­
  • Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi

4. Hướng dẫn cách vệ sinh bồn cầu để đảm bảo tuổi thọ của bồn cầu trong quá trình sử dụng.

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Dung dịch tẩy rửa bồn cầu
    ­
  • Chổi cọ làm sạch, nên chọn loại chổi cọ dài­
  • Khăn lau sàn, khăn lau tay sử dụng sau khi đi vệ sinh
    ­
  • Găng tay vệ sinh
    ­
  • Bình xịt dung dịch
    ­
  • Kính mắt bảo vệ mắt khỏi chất bẩn tiếp cận trong quá trình làm vệ sinh

Các bước tiến hành

Bước 1: Phun dung dịch tẩy rửa vào bồn cầu.

Để vệ sinh bồn cầu, trước tiên bạn xả một chút nước, sau đó bạn phun dung dịch Javen, Duck, Vim, Gift vào trong lòng bồn cầu, đóng nắp bồn cầu lại và chú ý để thời gian trong khoảng thời gian là 5 – 10 phút, dung dịch tẩy rửa sẽ tác động đến các vết bẩn, vế ố và vi khuẩn trên thành bồn cầu.

Bước 2: Dùng bàn chải cọ dài làm sạch bên ngoài bồn cầu

Thật vô bổ nếu trong thời gian đợi dung dịch ngấm mà bạn lại không làm gì đúng không, bạn có thể cọ phần bên ngoài và thành bồn cầu trước. Phần này bạn không nhất thiết phải dùng dung dịch tẩy mà có thể dùng cách chất tẩy thường như bột giặt, dầu rửa bát.

Bước 3: Làm sạch nắp bồn cầu, phía sau bồn cầu

Nắp bồn cầu và két nước là bộ phận rất quan trọng bạn cũng nên lưu ý. Kết nước tuy không chạm trực tiếp với sàn nhà nhưng lại rất dễ bám bẩn. Do vậy bạn nên lau qua phần này. Một điểm đáng lưu ý là phía sau bồn cầu có phần khe rãnh khá nhiều bạn có thể sử dụng 1 chiếc bàn chải nhỏ để làm sạch. Tuyệt đối không vì thấy nhiều mà bỏ qua phần này đâu nhé.

Nếu bồn cầu nhà bạn đang sử dụng là loại 1 khối thì ở khâu này bạn sẽ tiết kiệm thời gian hợn rất nhiều lần.

Bước 4: Mở nắp bồn cầu và làm sạch bên trong

Dung dịch đã ngấm bạn chỉ cầu dùng chổi cọ đưa qua trái qua phải 1 vài lần là sẽ đánh bay vết bẩn.

Sau đó đưa lên phần vành bồn cầu 1 chút để đảm bảo mọi chỗ đều sạch sẽ nhé.

Bước 5: Xả nước và kết thúc quá trình làm sạch.

Lưu ý nho nhỏ cho bạn:

– Bồn cầu luôn được đậy nắm từ bước 1- bước 3 để tránh nước bị văng ra ngoài ảnh hưởng đến quá trình lau chùi.

– Rửa sạch dụng cụ sau khi dùng

– Lau tay sạch sẽ bằng khăn đã chuẩn bị sau đó mới làm việc tiếp theo.

8 gợi ý nên lựa chọn bồn cầu 1 khối hay 2 khối

7 tiêu chí đánh giá chất lượng bồn cầu tốt cho phòng tắm đẹp

Cấu trúc bồn cầu bạn đã biết chưa?

 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Menu

GỌI CSKH